BỆNH TRĨ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH
- Người viết: Admin lúc
- Sức khỏe mỗi ngày
- - 0 Bình luận
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở người trưởng thành, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Hãy cùng Y Phúc tìm hiểu về bệnh trĩ, những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra và cách phòng ngừa bệnh.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng dưới bị giãn nở và phình to, hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ nếu phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội; còn nếu phát triển dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.
1. Trĩ nội
Là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược (là đường hình răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng biểu mô) của hậu môn và trực tràng. Vì trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy và chỉ khi ở mức độ nặng, kích thước búi trĩ tăng lên, bệnh nhân đi tiêu búi trĩ mới chui ra ngoài hậu môn.
Dựa vào sự tiến triển của trĩ nội cong nằm bên trong hãy đã sa ra ngoài mà chia thành các giai đoạn khác nhau:
- Trĩ độ 1: Trĩ mới ở mức độ nhẹ nhất, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa bị lòi ra ngoài.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu, có thể tự chui vào sau đi tiêu.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi tiêu.
- Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi tiêu, như khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều. Lúc này trĩ gây nhiều khó khăn cho việc đại tiện và sinh hoạt.
2. Trĩ ngoại
Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như quần áo, ghế ngồi.
Một người có thể bị cả trĩ nội lẫn trị ngoại, gọi là trĩ hỗn hợp. Nam giới khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị hơn do đường hậu môn ở nam sâu hơn nữ nên khó phát hiện sớm.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân bệnh trĩ không xuất phát từ một yếu tố duy nhất mà thường là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố:
- Áp lực ở vùng bụng
Khi áp lực trong bụng tăng cao cản trở sự hồi lưu máu về tim vì những lý do như mang thai, thừa cân hoặc thường xuyên vận động nặng... các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng có thể bị căng giãn và phình ra. Đây chính là nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong những tháng cuối thai kỳ, khi trọng lượng của cả con và mẹ tăng lên nhanh chóng thì áp lực lên vùng sàn chậu cũng tăng. Thêm vào đó, quá trình mang thai còn khiến cho khả năng co bóp của các ống tiêu hóa giảm. Những yếu tố này khiến thai phụ dễ bị táo bón kéo dài và mắc bệnh trĩ.
- Tiêu chảy và táo bón
Táo bón là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Việc thường xuyên duy trì chế độ ăn uống thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón. Táo bón kéo dài khiến người bệnh phải ngồi lâu và rặn mạnh khi đi tiêu. Điều này làm tăng áp lực trong hậu môn, theo thời gian sẽ hình thành búi trĩ.
Ngược lại, tiêu chảy cũng có thể gây ra bệnh trĩ vì tình trạng này khiến cơ thể bị mất nước và làm mềm phân.
- Lối sống và thói quen ăn uống
Một lối sống ít vận động và ăn uống thiếu chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Việc ngồi một chỗ quá lâu hoặc đứng lâu cũng có thể góp phần vào sự hình thành của bệnh. Điều này thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng hoặc có công việc yêu cầu phải đứng lâu.
Thường xuyên ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích phát triển lợi khuẩn đường ruột... Vì thế, những người có thói quen ăn ít chất xơ sẽ tiêu hóa kém, dễ bị táo bón và mắc bệnh trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Hậu môn là khu vực có nhiều tĩnh mạch, khi quan hệ tình dục sẽ tạo áp lực mạnh mẽ và liên tục lên các tĩnh mạch có thể khiến chúng giãn nở, dẫn đến tình trạng phình tĩnh mạch – nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Ngoài ra, còn làm tổn thương niêm mạc hậu môn có thể dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
- U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…
Các khối u vùng tiểu khung làm thay đổi cấu trúc và tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh, bao gồm hệ tĩnh mạch trong khu vực hậu môn, cản trở lưu thông máu dẫn đến nguy cơ cao hình thành búi trĩ.
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi
Bệnh trĩ có xu hướng gia tăng theo tuổi do quá trình lão hóa tác động lên cấu trúc mô và hệ thống mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả khu vực trực tràng và hậu môn. Khi con người già đi, các mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở vùng này dần trở nên lỏng lẻo, yếu đi và mất đi sự đàn hồi, dẫn đến nguy cơ hình thành búi trĩ.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Bệnh trĩ có thể được ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ tái phát nếu áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Chế độ ăn uống giàu chất xơ
Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện chức năng tiêu hóa và tránh táo bón. Đừng quên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn đồ cay, nóng, uống rượu bia, các loại thực phẩm có thể làm tăng áp lực trong thành ruột và ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa.
- Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn
Không nhịn đi vệ sinh, hãy đi tiêu ngay khi có cảm giác mắc, tránh rặn mạnh khi tiêu và hạn chế ngồi lâu trên bồn cầu. Tốt nhất nên đi vệ sinh vào một giờ cố định mỗi ngày để hình thành thói quen tốt.
- Vận động thường xuyên
Tránh ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Thỉnh thoảng hãy đứng dậy, đi lại để giảm áp lực lên vùng hậu môn. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu.
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn
Sau khi đi vệ sinh, hãy lau rửa nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm vùng hậu môn.
- Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì là một trong những yếu tố gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Duy trì cân nặng ổn định giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Thực phẩm bổ sung sức khỏe Dung Dịch Hạt Dẻ Ngựa là sản phẩm từ Y Phúc. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ táo bón và các triệu chứng ngứa, đau rát hậu môn của trĩ. Hạt Dẻ Ngựa không chỉ mang lại hiệu quả trong việc cải thiện bệnh trĩ mà còn an toàn, lành tính để sử dụng lâu dài ngăn ngừa trĩ tái phát
Bệnh trĩ tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta chú trọng đến lối sống và chế độ dinh dưỡng. Đừng đợi đến khi bệnh trĩ trở nặng mới tìm cách chữa trị. Hãy thực hiện những thói quen tốt từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Viết bình luận
Bình luận