CÁC LOẠI CÂY GIÚP THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC GAN HIỆU QUẢ
- Người viết: Admin lúc
- Sức khỏe mỗi ngày
- - 0 Bình luận
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, đóng vai trò lọc độc tố và chuyển hóa các chất cần thiết. Khi gan bị quá tải bởi các yếu tố, chức năng gan bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng gan nhiễm độc bằng các loại cây giải độc gan được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tại sao gan bị nhiễm độc?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc, bao gồm thói quen sinh hoạt và tác động từ các yếu tố khách quan, như:
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và thức uống có cồn.
- Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng.
- Luôn trong tình trạng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.
- Môi trường sống và làm việc nhiều khói bụi, hóa chất...
- Lạm dụng thuốc điều trị gây tác dụng phụ lên gan.
- Sử dụng các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Mắc các bệnh lý như viêm loét đại tràng, viêm gan B, viêm gan C...
Các loại cây giúp giải độc gan
1. Cây Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)
Diệp hạ châu từ lâu đã nổi tiếng trong y học cổ truyền với khả năng giải độc gan. Cây thuốc nam có tính hàn, vị đắng mang nhiều công dụng chữa bệnh như bổ thận, mát gan.
Thành phần hoạt chất phyllanthin và hypophyllanthin trong diệp hạ châu có tác dụng hỗ trợ hạ men gan, bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do độc tố. Bên cạnh đó, các thành phần trong lá diệp hạ châu còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng: Diệp hạ châu có thể được sử dụng dưới dạng trà hoặc nấu nước uống hàng ngày để giúp thanh lọc gan, hỗ trợ giải độc. Thời gian đầu có thể chưa quen nên đắng, khó uống, bạn có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt.
Tuy nhiên, không nên sử dụng diệp hạ châu quá nhiều trong suốt một thời gian dài, vì loài cây này có tính hàn, nên có thể gây lạnh gan nếu dùng quá mức và dẫn tới xơ gan.
2. Cây Atiso
Atiso là một loại cây có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt, lợi mật. Hoạt chất cynarin và silymarin trong atiso có tác dụng bảo vệ và tái tạo tế bào gan, giảm cholesterol, cải thiện quá trình tiêu hóa.
Có thể sử dụng atiso ở dạng tươi hoặc khô, thường được dùng dưới dạng trà hoặc cao chiết xuất, đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa và đầy bụng.
Cách sử dụng: Uống trà atiso mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên nên sử dụng ở một liều lượng vừa phải nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ.
3. Cây Hoa cúc
Nhắc đến các cây giải độc gan, không thể bỏ qua cây hoa cúc. Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất như tannin, inulin, flavonoid, terpenoid, apigenin, axit hữu cơ…
Người ta thường phơi khô thân và hoa của cây hoa cúc để pha trà uống, có tác dụng làm mát cơ thể, hỗ trợ giải độ gan, an thần và giúp ngủ ngon hơn.
Mặc dù hoa cúc được coi là an toàn và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn cũng cần lưu ý khi bạn gặp phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban hoặc khó thở, hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ. Dùng liều lượng vừa phải tránh buồn ngủ và giảm tỉnh táo.
4. Lá Trà xanh
Theo y học cổ truyền thì trà xanh là một loại cây có công dụng giải độc gan vô cùng tốt. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, thải độc ra bên ngoài.
Lá trà xanh có vị chát hòa quyện với vị ngọt nhẹ, khi pha nước thì vừa dễ uống lại vừa có thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh lọc gan.
Cách sử dụng: Lựa những lá trà ngon, đem rửa sạch, vò hơi nát rồi rửa qua một lần nữa với nước sôi. Sau đó đem lá trà ngâm trong bình hãm khoảng 15 phút là có thể uống.
Nếu mỗi ngày uống 4 – 5 cốc trà xanh có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng nóng gan, suy gan, xơ gan, huyết áp cao. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là bạn không nên uống trà xanh khi đói vì sẽ gây hại cho dạ dày.
5. Rau má
Rau má là một loại cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm mát gan, phòng bệnh tim mạch.
Đặc biệt, rau má còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm giảm các triệu chứng liên quan đến suy giảm chức năng gan như mệt mỏi, nổi mụn.
Cách sử dụng: Nước rau má tươi hoặc bột rau má pha nước uống hàng ngày là cách đơn giản và hiệu quả để thanh lọc cơ thể. Những người bị nóng gan có thể uống 3 - 4 ly nước rau má mỗi tuần để đạt hiệu quả giải độc tốt nhất.
6. Rau diếp cá
Đây không chỉ là loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là cây giải độc gan rất hiệu quả.
Lá và thân cây rau diếp cá giàu vitamin A, B, chất đạm, chất xơ, sắt, canxi, kali, lipit, glucid, protit, cellulose, tinh dầu methyl nonyl ketone… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan và hỗ trợ chức năng gan hiệu quả rất phù hợp với những người bị nóng trong người, thường xuyên nổi mụn hay nhiệt miệng.
Sử dụng rau diếp cá bằng cách uống nước ép diếp cá, trà diếp cá, bột diếp cá hoặc bổ sung làm rau ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày
Rau diếp cá là một thảo dược tự nhiên và an toàn, tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây lạnh bụng hoặc ảnh hưởng đến tiêu hóa. Do đó, chỉ nên sử dụng vừa phải, khoảng 2-3 lần mỗi tuần.
7. Cây Nhân trần
Nhân trần là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan và giảm các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Trong lá cây nhân trần có chứa các chất chống oxy hóa, pinen, xeton, capilen,... có tác dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giải độc gan và tăng cường hoạt động chức năng cho các bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh đó thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lá cây nhân trần giúp thúc đẩy tăng tiết dịch mật, bảo vệ cơ quan thận, thúc đẩy tuần hoàn, giúp hạ huyết áp và chống sưng viêm. Ngoài ra, dược liệu này có giúp chống viêm, kháng khuẩn, chữa bệnh gan và hồi phục sức khỏe sau sinh.
Nhân trần thường được dùng để nấu nước uống, giúp mát gan, thanh lọc cơ thể và làm giảm các triệu chứng như nóng trong người, mệt mỏi, đầy bụng.
Cách sử dụng: Sử dụng lá nhân trần khô hoặc tươi, uống như với trà, hãm với nước sôi 10 – 15’ là có thể uống.
Tuy nhiên lưu ý là lá nhân trần không được dùng chung với cam thảo, cũng như phụ nữ có thai hay đang cho con bú thì cần sử dụng cẩn trọng. Bạn nên tránh lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe.
8. Cây Mã đề
Lá cây mã đề chứa nhiều vitamin A, C, K và rất giàu canxi. Thân cây mã đề chứa lượng lớn aucubin - một loại glucozit có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, giải độc gan, giúp phong nhiệt tại gan, thận. Bông mã đề cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giải độc gan, mát gan và chữa bệnh sỏi thận. Ngoài ra, mã đề còn có tác dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
Với cây mã đề, bạn có thể phơi khô rồi sắc lấy nước và uống như nước lọc. Ngoài ra, cũng có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ và nấu canh cùng thịt lợn băm. Duy trì ăn 3 lần/ tuần và trong 2 - 3 tuần để mang lại hiệu quả.
Cách sử dụng: Sử dụng mã đề khô, sắc hoặc pha trà uống mỗi sáng. Mã đề tươi nấu canh hoặc ngâm lá mã đề trong nước sôi để lấy nước uống giúp gan thải độc, thanh lọc cơ thể
Tuy nhiên những ai bị thận yếu hoặc phụ nữ đang mang thai thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá mã đề để ăn hay nấu nước uống.
9. Cây Nhọ nồi
Trong Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt thanh và lành tính. Thảo dược này được biết đến với công dụng chữa cảm, sốt cũng như thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, mát gan hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc nam này còn giúp cải thiện chức năng gan, điều trị vàng da do gan.
Uống nước lá nhọ nồi sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, điều hòa khí tiết, cải thiện chức năng gan và chữa bệnh vàng da. Để giải độc gan, bạn có thể dùng lá cỏ nhọ nồi sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn rồi trộn với nước cơm để dùng. Sử dụng đều đặn bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
Mặc dù nhọ nồi có nhiều lợi ích cho sức khỏe gan, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhọ nồi nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có tình trang sức khỏe đặc biệt. Dùng nhọ nồi với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng vì có thể gây kích ứng dạ dày hoặc các vấn đề khác.
10. Cây Cà gai leo
Cà gai leo (hay gọi là cà gai dây, cà bò) được coi là một trong những loại thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan và bảo vệ gan. Theo tài liệu Đông y, cà gai leo có vị the, tính ấm, có khả năng tiêu độc, giảm đau, thanh lọc cơ thể.
Hoạt chất saponin, flavonoid, acid amin, polyphenol, glycoalkaloid, alkaloid … trong cà gai leo có khả năng ức chế quá trình xơ hóa gan và sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan; bảo vệ tế bào gan; làm dịu các vết thương, giảm viêm nhiễm và phục hồi chức năng gan. Đây là thảo dược được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc đông y điều trị viêm gan B, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, vị thuốc này còn phù hợp với những người hay uống rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng thường xuyên.
Cách sử dụng: Cà gai leo có thể dùng dưới dạng nước sắc hoặc cao tinh chất để uống hàng ngày. Uống trà cà gai leo hoặc thực phẩm chức năng từ cà gai leo tại các nhà thuốc, tiện lợi cho những ai không thích uống trà.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà Gai Leo – Y Phúc chứa nhiều thành phần từ thiên nhiên có lợi như Cao Cà gai leo, Cao Mật nhân, Cao Lá sen, Silymarin 40% (chiết xuất từ cây Kế sữa), Curcumin... Sản phẩm giúp hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, hạn chế tác hại của rượu bia, hóa chất ảnh hưởng đến gan.
Cà Gai Leo là sản phẩm mang lại hiệu quả sau 1 tháng sử dụng, đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận an toàn. Sản phẩm phù hợp cho những người bị viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan với các biểu hiện: mẩn ngứa, mụn nhọt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, men gan cao. Được bào chế ở dạng viên nang mềm mà có thể được hấp thu dễ dàng và mang lại tác dụng nhanh hơn.
Việc chăm sóc gan không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến gan. Sử dụng các loại thảo dược giải độc gan kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp bảo vệ và duy trì chức năng gan tốt hơn.
Viết bình luận
Bình luận