Mùa hè là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những kỳ nghỉ biển tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy da, gây ra nhiều khó chịu và nguy cơ sức khỏe. Hãy cùng Y Phúc tìm hiểu và tham khảo những cách chữa trị khi bạn bị cháy da nhé!
Tại sao da bị cháy nắng?
Trong nước biển có chứa hàm lượng muối rất cao làm làn da của bạn bị bào mỏng, nhạy cảm và yếu đi.
Da tiếp xúc lâu với ánh nắng sẽ tự sản xuất ra Melanin khiến da tối màu để bảo vệ da, tuy nhiên lượng Melanin này không đủ khiến da bị tổn thương do tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Tia UV gây ra tổn thương cho các tế bào da, dẫn đến viêm nhiễm, đỏ rát và bong tróc da.
Dùng kem chống nắng với chỉ số chống nắng quá thấp hoặc không đủ bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng. Vì vậy, nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 50 trở lên và PA+++ để ngăn ngừa tối đa tác động xấu từ UVA, UVB.
Sau khi bôi kem chống nắng nên đợi khoảng 20 - 30 phút trước khi ra ngoài để kem chống nắng thẩm thấu sâu vào da và phát huy tối đa công dụng. Ngoài ra, nên bôi kem chống nắng kể cả khi không có ánh nắng và bôi lại sau 2 - 3 giờ để làn da được bảo vệ tối ưu nhất.
Các dấu hiệu và triệu chứng da cháy nắng
Khi cơ thể tiếp xúc lâu với nắng, những vùng da trên cơ thể sẽ bị tổn thương, đặc biệt những người có làn da nhạy cảm hoặc có làn da sáng màu. Những dấu hiệu cháy nắng có thể xuất hiện luôn trong vài giờ với triệu chứng ban đầu là da bị ửng đỏ hoặc cảm thấy nóng khi chạm vào, nhưng sau vài ngày bắt đầu có những triệu chứng như sau:
- Lớp da bị cháy nắng xuất hiện những lớp vảy, lúc này cơ thể đang tự lột lớp da trên cùng, khiến da có màu sắc không đều.
- Những cơn đau rát có thể tăng lên và xuất hiện những vết sưng đau hoặc rát hoặc vết mụn nước nhỏ li ti trên da.
- Sau vài ngày mụn nước này sẽ vỡ ra, có nước màu vàng hoặc máu chảy ra khiến cho vùng da bị rộp nặng hơn.
- Hiện tượng này sẽ khiến bạn đau đớn kèm theo những dấu hiệu nhiễm trùng như nhức đầu, sốt và mệt mỏi.
- Nếu tình trạng này không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà thì bạn nên tìm đến những cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Tác hại khi da bị cháy nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ sản sinh vitamin D và tiết ra Melatonin nhưng cũng cần phải có biện pháp chống nắng thích hợp để tránh gây tổn hại cho da và sức khỏe.
Các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời được biết là có nhiều tác động lên cơ thể, bao gồm suy giảm hệ miễn dịch da, lão hóa da, cháy nắng, đồi mồi, nếp nhăn… cũng như các bệnh về mắt, ung thư da.
Da bị cháy nắng khi đi biển phải làm sao?
- Ngâm da bị cháy nắng trong nước lạnh càng sớm càng tốt
Nếu bạn nhận thấy da của mình bị cháy nắng thì đừng lo lắng. Hãy ngâm vùng da đó vào nước lạnh càng sớm càng tốt, ngâm trong vòng 10 - 15 phút.
Nước mát sẽ làm vùng da bị cháy nắng “hạ hỏa”, hạn chế những tổn thương từ ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không nên dùng nước đá chà xát lên da vì có thề khiến da của bạn bị sốc nhiệt, làm tình trạng da xấu hơn.
- Uống nhiều nước
Nước uống là phương pháp làm đẹp đơn giản cho da. Vì vậy, hãy bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể với thói quen 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước khi đi biển trong mùa hè.
Khi thiếu nước, những hoạt động của cơ thể có thể sẽ bị đình trệ, quá trình phục hồi da gặp khó khăn.
Hơn nữa, bạn cũng có thể bổ sung thêm những loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E... như cam, bưởi, cà rốt, cà chua... vừa giúp làm đẹp da, vừa làm thức uống giải nhiệt cho những ngày hè oi bức.
- Đắp mặt nạ sữa chua
Sữa chua có khả năng làm dịu da nhanh chóng, trong sữa chua có chứa Kẽm và Axit Lactic giúp dưỡng ẩm, khôi phục da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Khi đắp mặt nạ bằng sữa chua sẽ xua tan cảm giác ngứa ngáy khó chịu do cháy nắng, mang lại một làn da sáng khỏe đẹp hơn.
- Sử dụng nước vo gạo
Nước vo gạo là từ lâu đã trở thành nguyên liệu làm đẹp được nhiều người yêu thích. Trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin tốt cho da, giúp nuôi dưỡng da sáng mịn và phục hồi da sau cháy nắng.
- Dùng giấm ăn
Giấm ăn chứa Axit Axetic giúp làm dịu da bị cháy nắng hiệu quả, cải thiện tình trạng sạm đen.
- Dùng nha đam
Nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm dịu,làm mát da, đồng thời cung cấp độ ẩm và giảm viêm nhiễm cho da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm
Sau khi tắm, nhẹ nhàng lau khô da và thoa kem dưỡng ẩm không chứa cồn và hương liệu lên vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Hãy sử dụng kem dưỡng da có chứa thành phần B5 giúp cấp ẩm, làm dịu da hiệu quả.
Da bị cháy nắng khi đi biển là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khi da bị cháy nắng sẽ giúp bạn bảo vệ da tốt hơn khi tận hưởng những kỳ nghỉ biển.
Viết bình luận
Bình luận