HO KHAN KÉO DÀI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

HO KHAN KÉO DÀI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Ho khan kéo dài là triệu chứng phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ho khan không chỉ gây khó chịu mà còn có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Hãy cùng Y Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


Ho khan là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên giúp đưa các đờm dãi, dị vật làm cản trở đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, ho khan là tình trạng ho mà không kèm theo bất cứ chất dịch hoặc đờm dãi ra ngoài.

Ho khan là một bệnh lý về đường hô hấp thường kéo dài khoảng 3 tuần. Theo y học, ho khan là tình trạng các cơn ho không đưa được đờm ra khỏi đường thở. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Ở người lớn, nếu ho khan kéo dài hơn 8 tuần, tình trạng này sẽ được coi là ho dai dẳng, kéo dài.

Đối với trẻ em, ho khan kéo dài từ 2 đến 4 tuần được xem là ho cấp tính kéo dài. Nếu cơn ho kéo dài trên 4 tuần, sẽ được gọi là ho khan mãn tính.

 

Nguyên nhân gây ho khan kéo dài

Bất kỳ bệnh lý nào có cơ chế gây kích thích vùng hầu họng đều có thể dẫn đến tình trạng ho khan kéo dài. Các nguyên nhân phổ biến gây ho khan kéo dài bao gồm:

- Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hoặc cảm lạnh có thể khiến bạn bị ho khan kéo dài ngay cả khi các triệu chứng khác đã giảm.

- Dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật có thể kích thích đường hô hấp, gây ra ho khan.

- Hen suyễn: Đây là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó ho khan thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên. Mỗi cơn hen thường kéo dài từ 5 - 15 phút sau đó giảm dần, người bệnh sẽ bớt khó thở và bắt đầu ho ra đờm đặc màu trắng trong.

- Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng có thể gây kích ứng, dẫn đến ho khan kéo dài.

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc ức chế men chuyển), có thể gây ho khan như tác dụng phụ, ho sẽ hết sau khi ngừng thuốc.

- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Thường gặp ở người bị cảm cúm hoặc dị ứng thời tiết. Các tế bào niêm mạc mũi thường tăng cường sản xuất dịch nhầy, lượng dịch này có thể chảy về phía sau cổ họng, kích thích các dây thần kinh cổ họng gây ra triệu chứng ho khan về đêm.

 

Dấu hiệu nhận biết ho khan kéo dài

Ho khan kéo dài thường kèm theo một số dấu hiệu cụ thể, bao gồm:

- Cảm giác khô, ngứa, đau rát, khó chịu cổ họng

- Khó chịu ở vùng ngực, có thể kèm theo đau khi ho

- Không xuất hiện đờm hoặc chất nhầy

- Ho dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với chất kích thích

- Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng thở khò khè hoặc khó thở

- Ho khan kéo dài thường kèm theo nhức đầu và mệt mỏi

- Người bệnh có thể mất ngủ do những cơn ho kéo dài vào ban đêm

Nếu ho kéo dài trên 3 tuần mà không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng.

 

Cách điều trị ho khan kéo dài

Để điều trị ho khan kéo dài, cần dựa vào nguyên nhân gây ra ho. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

- Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc giảm ho, kháng sinh, hoặc thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng tùy thuộc vào nguyên nhân ho.

- Giữ ẩm đường hô hấp: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc uống nhiều nước ấm giúp làm dịu cổ họng và giảm tình trạng ho.

- Súc miệng với nước muối

- Giúp quá trình làm lành các mô bị viêm ở cổ họng nhanh hơn và giảm tình trạng ho khan, khô rát cổ. Nước muối sinh lý cũng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm, nhiễm khuẩn hoặc gây hôi miệng.

- Nằm đầu cao 10 – 15 cm để tránh hội chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày thực quản.

- Tránh các chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, ô nhiễm không khí, và các chất gây dị ứng để giảm nguy cơ ho khan.

- Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên: Các loại siro ho có thành phần từ cao lá thường xuân hoặc gừng… có thể giúp giảm triệu chứng ho khan hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

- Dùng viêm ngậm giảm ho có thành phần thảo dược như chiết xuất lá thường xuân, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng hoặc các hoạt chất Bromelain, Papain…

 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng ho khan kéo dài hơn 3 tuần, đã sử dụng thuốc mà không thuyên giảm, hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau ngực, khó thở, hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn cần đến nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng. Những dấu hiệu này có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như lao, viêm phổi hoặc ung thư phổi.

Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi xuất hiện ho khan kéo dài kèm theo các triệu chứng sau, người nhà cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám, gồm:

- Trẻ nhỏ bỏ ăn hoặc bỏ bú, ăn hoặc bú rất ít.

- Bé ngủ li bì, mê man và khó đánh thức hơn bình thường.

- Trẻ nhỏ xuất hiện tình trạng co giật bất thường.

- Trẻ khó thở, hơn thở khò khè, thở rít.

 

Ho khan kéo dài không chỉ gây phiền toái mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận