Nhiệt miệng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, thường gặp ở nhiều người và gây ra cảm giác đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống và nói chuyện. Trong bài viết dưới đây, Y Phúc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (Aphthous Ulcer) hay còn gọi lở miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét nhỏ và nông ở phần mô mềm bên trong miệng (trên môi, trong má, lưỡi hoặc nướu).
Các vết loét ban đầu là các đốm nhỏ có màu trắng, hơi nổi lên trong niêm mạc miệng; sau đó vết loét có thể lan rộng tạo thành ổ kéo dài có màu vàng; vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ. Hầu hết mọi người bị nhiệt miệng với những vết loét nông, kích thước từ 1 - 2 mm thường tập trung ở vùng lợi, má trong hoặc lưỡi.
Các vết nhiệt miệng không lây lan nhưng khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu khi ăn uống và khó khăn trong việc giao tiếp. Nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7-10 ngày, tùy cơ địa mà vết lở miệng có thể trở nên nặng hơn gây sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn so với bình thường.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Mặc dù chưa có kết quả ghi nhận nguyên nhân cụ thể gây nhiệt miệng, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau đây:
- Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đồ cay, đồ nóng, nhạy cảm với các loại thực phẩm như cà phê, sô cô la, các loại hạt, phô mai…
- Hệ miễn dịch cơ thể suy giảm hoặc thiếu vitamin B12, B9, C, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt.
- Vệ sinh răng miệng sai kỹ thuật, thao tác quá mạnh gây nên tổn thương miệng và tạo thành vết lở.
- Không cẩn thận cắn vào má hoặc lưỡi trong khi ăn uống hình thành vết thương, phát triển thành nhiệt miệng.
- Căng thẳng mệt mỏi, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Khi gan không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Một số virus và vi khuẩn trong miệng như vi khuẩn Helicobacter Pylori, Virus Herpes Simplex, Coxsackie…
Ngoài ra, nguyên nhân gây lở miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đường ruột hoặc viêm loét đại tràng gây nên.
Làm gì để ngừa nhiệt miệng tái phát
Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm gây kích thích và tổn thương niêm mạc miệng như: hoa quả chứa nhiều acid, thức ăn quá cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng.
Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu Vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây có tính hàn, ngũ cốc,…
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng hàng ngày. Nếu bàn chải bạn đang dùng bị cứng, gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc thậm chí chảy máu chân răng thì nên thay thế bằng bàn chải có lông mềm hơn.
Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập thiền, yoga hoặc tập thể dục đều đặn.
Các cách điều trị nhiệt miệng tại nhà
- Dùng nước muối
Nước muối là cách đơn giản nhất để trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả vì nó có tính sát khuẩn, làm sạch miệng, giúp giảm viêm.
Bạn có thể dùng nước muối được bán tại các nhà thuốc/ quầy thuốc hoặc tự pha tại nhà theo công thức sau: Hòa tan 5g muối trong 230ml nước ấm. Dùng nước muối súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 giây để điều trị nhiệt miệng.
- Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng chứa Chlorhexidine hoặc NaCl 0.9% giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa viêm nhiễm do các vi khuẩn.
Cách sử dụng nước súc miệng như sau: Ngậm 10 – 15ml nước súc miệng từ 2 – 5 phút rồi nhổ ra. Súc miệng đều đặn 2 lần/ngày, sáng và tối sau khi đánh răng.
- Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong đắp lên vết loét miệng sẽ giảm sưng đau, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết thương trong miệng mỗi ngày 4 lần. Hoặc pha trà nóng, thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp với nguyên liệu từ bột nghệ bằng cách hòa mật ong với bột nghệ thành hỗn hợp, rồi đắp lên vết bị nhiệt miệng, mỗi ngày đắp 2-3 lần.
- Dùng sữa chua
Sữa chua có tác dụng lợi khuẩn có thể giúp điều trị tình trạng bị nhiệt miệng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 hộp sữa chua để các vết loét trong khoang miệng biến mất nhanh chóng.
- Dùng bột sủi thanh nhiệt Magaz - Y Phúc
Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược từ thiên nhiên gồm Diệp hạ châu, Trà xanh, Rau má, Dưa lưới, Cao kế sữa, Linh Chi,Vitamin C và các khoáng chất thiết yếu giúp bạn tăng cường sức đề kháng, kháng viêm, làm dịu các vết loét, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.
Magaz được bào chế dưới dạng bột sủi, chỉ cần hòa tan và khuấy đều gói sản phẩm với nước đã có một thức uống thanh nhiệt ngay trong tích tắc.
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiệt miệng tái phát. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.
Viết bình luận
Bình luận