Nấc cụt là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại là nguồn gốc của không ít phiền toái. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại bị nấc cụt và làm thế nào để thoát khỏi chúng một cách nhanh chóng? Hãy cùng Y Phúc khám phá tất tần tật về nấc cụt trong bài viết này nhé!
Nấc cụt là gì?
Nấc cụt là một hiện tượng co thắt không tự nguyện của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành co thắt đột ngột, các dây thanh quản đóng lại một cách nhanh chóng, gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt.
Nấc cụt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích và đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần trong đời.
Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 – 2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 – 60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm.
Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút đến trong vòng 24 giờ thì đây là hiện tượng bình thường, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Nhưng khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.
Nguyên nhân gây ra nấc cụt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấc cụt, bao gồm:
Khi ăn quá nhanh hoặc ăn quá no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị căng phồng, có thể kích thích cơ hoành co thắt, tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột như uống đồ uống nóng ngay sau khi ăn đồ lạnh hoặc ngược lại có thể gây kích ứng cơ hoành, tạo ra cơn nấc.
Cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc phấn khích quá mức cũng có thể gây ra nấc cụt.
Rượu và các đồ uống có cồn khác có thể làm tăng nguy cơ bị nấc cụt.
Trường hợp nấc cụt là dấu hiệu của các tình trạng
1. Trào ngược axít dạ dày – thực quản
Khi bị trào ngược axít trong dạ dày - thực quản, người bệnh bị đầy hơi và ợ nóng sẽ kích thích cơ hoành gây ra nấc.
Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài bị nấc cụt còn có các dấu hiệu như đau dạ dày hoặc tức ngực.
2. Tổn thương thần kinh
Khi bị tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề có liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng dẫn đến nấc cụt liên tục.
3. Đột quỵ
Khi bị nấc cụt kéo dài thì một trong những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe chính là cảnh báo nguy cơ đột quỵ.
Mặc dù, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao nhưng trong một số trường hợp đột quỵ thường bắt nguồn từ phần sau của não và ở đây có mối liên hệ với các cơn nấc.
Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt nhưng đôi khi do cơn nấc cụt quá nặng cho nên nó làm lu mờ các dấu hiệu khác.
4. Các bệnh về thận
Hẳn sẽ rất bất ngờ khi nói những cơn nấc cụt lại là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang bị suy yếu. Nếu nấc cụt có kèm theo co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, đó chính là có bệnh lý ở thận cho nên phải đi khám ngay.
5. U não
Tuy hiếm gặp nhưng khi bị nấc cụt kéo dài cũng thường là dự báo tình trạng bị u não.
6. Mang thai
Dù ít có bằng chứng khoa học cho thấy sự liên quan giữa việc mang thai và nấc cụt nhưng nhiều phụ nữ đã lên tiếng khẳng định họ biết mình có thai nhờ vào dấu hiệu bị nấc.
Có thể sự do sự thay đổi hormone và tình trạng stress đã dẫn đến những cơn nấc do căng thẳng.
Phân loại tình trạng nấc cụt
Nấc cụt được chia thành hai dạng là nấc cấp tính và nấc mạn tính.
Nấc cấp tính thông thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ở tần số thấp (khoảng vài giờ đến vài ngày).
Nấc mạn tính là tình trạng nấc cụt liên tục và kéo dài nhiều ngày, thậm chí nấc cụt kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn nữa khiến cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng, từ đó gây mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân.
Nấc cụt liên tục gây nhiều biến chứng
Nấc cụt liên tục nhiều lần trong ngày có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh, thậm chí có hại cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, nấc cụt kéo dài sẽ có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:
- Ngủ không ngon giấc, mất ngủ, thức giấc giữa đêm, về lâu dài có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi, căng thẳng, dẫn đến kiệt sức, thậm chí trầm cảm.
- Chán ăn, khó nuốt, khó ăn, suy dinh dưỡng.
- Mất nước và mất cân bằng điện giải, giảm cân.
Trường hợp bệnh nhân vừa phẫu thuật để điều trị bệnh lý thực quản và dạ dày, cơn nấc cụt có thể khiến vết thương lâu lành, thậm chí làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Trường hợp một số bệnh nhân sau phẫu thuật vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, cơn nấc cụt khiến cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo vì khi cơn nấc xảy ra sẽ làm co kéo các cơ thành bụng.
Các mẹo giảm nấc cụt
Mặc dù nấc cụt thường tự hết sau vài phút, nhưng khi chúng kéo dài hoặc gây khó chịu, bạn có thể thử một số phương pháp sau để giảm bớt tình trạng này:
Uống 1 ly nước lạnh có thể giúp làm dịu cơ hoành và giảm nấc cụt.
Nín thở trong và giây hoặc lâu hơn.
Thổi hơi vào túi giấy.
Ngậm 1 muỗng cà phê đường, để đường tan từ từ trong miệng. Đường có thể kích thích dây thần kinh phế vị giúp ngừng nấc cụt.
Kéo lưỡi ra ngoài hoặc bịt tai trong vài giây có thể kích thích dây thần kinh phế vị và giúp giảm nấc cụt.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc xảy ra thường xuyên và gây khó chịu, bạn nên đi khám bác sĩ. Nấc cục kéo dài có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn thần kinh hoặc các bệnh lý về dạ dày.
Nấc cụt là một hiện tượng thường gặp và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên chú ý và tìm cách khắc phục hiệu quả. Hi vọng rằng những thông tin và mẹo nhỏ trong bài viết này sẽ giúp bạn xử lý nấc cụt một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Viết bình luận
Bình luận