Những điều cần biết về bệnh cúm mùa

Những điều cần biết về bệnh cúm mùa

Cúm mùa là căn bệnh toàn cầu mà ai cũng có thể mắc phải. Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan tạo thành dịch. Theo ghi nhận, bệnh cúm mùa ở Việt Nam có thể lên đến con số là 1 - 1.8 triệu ca mỗi năm. 

Cúm mùa là bệnh gì?

Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm (Influenza virus) gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân khi có sự thay đổi của thời tiết. 

Bệnh cúm mùa có thể gây lầm tưởng đến bệnh cảm thông thường. Đa phần, người bị bệnh cúm mùa có thể hồi phục trong vòng một tuần.Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cúm mùa có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Phân loại cúm mùa 

 

Có 4 chủng virus cúm mùa, được ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó, có 3 loại virus gây bệnh ở người là A, B, C còn loại D gây bệnh cho gia súc.

  • Cúm A: Đây là loại bệnh phổ biến nhất của cúm mùa với số ca nhiễm cúm A ở người chiếm khoảng 75% và còn lại chúng có thể lây nhiễm qua động vật. Các chủng virus cúm A gồm H1N1, H5N1, H7N9.
  • Cúm B: Bệnh cúm do virus loại B gây ra chỉ được tìm thấy ở người, có khả năng lây lan rất mạnh. Tuy nhiên, loại cúm B này lành tính và không gây ra đại dịch.
  • Cúm C: Bệnh gây ra bởi virus loại C không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, rất ít gặp và nhẹ hơn hai loại cúm A và B, chúng cũng không gây dịch. 
  • Cúm D: Virus cúm D có cấu tạo và đặc điểm như cúm C, chúng chủ yếu gây bệnh cho gia súc và không gây bệnh ở người.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh cúm mùa 

Người mắc phải bệnh cúm mùa do nguyên nhân chủ yếu là thời tiết thay đổi. Bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm nhưng nhất là khi trời trở lạnh làm cho cơ thể không kịp thời thích ứng nên dễ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể và tấn công vào hệ hô hấp như mũi, cổ, họng, phổi gây ra dịch bệnh.

Virus cúm có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn li ti khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Lúc này các virus sẽ bay ra không khí và người lành khi hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những giọt dịch này khi dính vào đồ ăn, vật dụng dùng chung cũng có thể truyền virus gây bệnh. 

Bệnh cúm thường đến đột ngột và rất dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Chúng ta nên đề phòng và phát hiện bệnh sớm để tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng của cúm mùa giúp bạn có thể nhận biết sớm:

  • Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh
  • Đau nhức cơ thể
  • Nhức đầu
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ em).

Cụ thể, bệnh cúm mùa có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày. Người bệnh sẽ có những triệu chứng của đường hô hấp trên như trên đã nêu. Đối với trẻ nhỏ, cúm mùa sẽ xuất hiện những triệu chứng như ngạt mũi, đau tai, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi…Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không có biểu hiện đầy đủ và có người vẫn mắc cúm mùa nhưng không sốt. Cho nên chúng ta cần phải hết sức chú trọng và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, sau 5 ngày, chỉ còn tình trạng ho kèm theo mệt mỏi có thể kéo dài và biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Những đối tượng có nguy cơ cao có thể có diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh cúm mùa đó là những người bị suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi), phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh lý mạn tính về tim mạch, phổi, hô hấp. 

Cách phòng bệnh cúm mùa 

Không chỉ vào mùa đông xuân, ô nhiễm môi trường và tập trung đông người lao động cũng là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển và lây lan. Chính vì lẽ đó, để chủ động phòng chống cúm mùa, chúng ta cần tuân thủ những nội dung được Bộ Y Tế khuyến cáo như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Theo dõi sức khỏe và nếu có biểu hiện ho, sốt, đau họng, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
  • Vệ sinh nơi ở, bàn học, phòng làm việc và thường xuyên lau chùi bằng hóa chất sát khuẩn
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh và nên đeo khẩu trang y tế.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch.
  • Giữ ấm cơ thể và ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể thao. 

Trong khi mắc cúm mùa, bạn sẽ cảm thấy lao đao và mệt mỏi khi những cơn ho bắt đầu xuất hiện và kéo dài. Pregba gelz sẽ là giải pháp hiệu quả nhất với thành phần nổi bật là Cao lá thường xuân và chất chống viêm Bromelain và Papain giúp hỗ trợ làm giảm những cơn ho và còn giúp bồi bổ phế quản.

Sản phẩm thích hợp dùng cho những đối tượng:

  • Ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh.
  • Ho do viêm họng, viêm phế quản.
  • Bị đau rát họng và khản tiếng do ho kéo dài.

Mỗi lứa tuổi sẽ có những cách dùng khác nhau nên bạn cần chú ý tuân thủ đúng liều dùng và không nên lạm dụng, sử dụng quá liều dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có. 

  • Trẻ từ 0-24 tháng tuổi dùng 2-3ml/lần, ngày 2-3 lần hoặc tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Trẻ 2 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Cúm mùa là loại bệnh truyền nhiễm được xếp vào danh sách cần đề phòng cao vì khả năng lây nhiễm nhanh chóng và nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch. Mỗi chúng ta cần có ý thức phòng chống cúm mùa bằng cách thực hiện những thói quen đơn giản để nâng cao sức đề kháng đồng thời nên tiêm vắc xin nhắc lại để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất nhé!
 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận