Những triệu chứng của bệnh Gout mà bạn cần cảnh giác
- Người viết: MKT miền bắc lúc
- Sức khỏe mỗi ngày
- - 0 Bình luận
Bệnh Gout là căn bệnh do sự gia tăng axit uric trong máu gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Hiện nay, bệnh Gout ngày càng phổ biến. Riêng ở Việt Nam, theo số liệu thống kê sau hơn 10 năm từ 2003, tỉ lệ người mắc bệnh Gout tăng lên và chiếm 1% dân số (940.000 bệnh nhân).
Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout (gút, thống phong) là một loại viêm khớp gây đau và sưng đỏ ở những vị trí thường gặp như: Ngón chân cái, ở mắt cá chân, ngón tay, cổ tay, đầu gối. Nó có thể khiến người bệnh không thể đi lại được do sưng tấy đột ngột.
Khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tăng cao dẫn đến lắng đọng tinh thể sodium urate monohydrate bên trong và xung quanh khớp là dấu hiệu hình thành bệnh Gout.
Những triệu chứng của bệnh Gout
Trong xã hội hiện đại, bệnh Gout ngày càng trẻ hóa, do đó không ít người lo ngại về căn bệnh này. Sau đây là những triệu chứng và tiến triển của bệnh Gout mà bạn có thể tham khảo. Căn bản, có 4 giai đoạn:
Tăng axit uric-máu
Diễn ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng không biểu hiện triệu chứng bên ngoài, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm.
Gout cấp
Giai đoạn này xảy ra đột ngột, thường xuất hiện vào ban đêm gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Khi đó, nồng độ axit uric tăng cao không hạ dẫn đến tích tụ tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. Với những biểu hiện sau:
- Đau khớp dữ dội: Xảy ra phần lớn ở một điểm hay nhiều điểm phổ biến ở khớp bàn - ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Cơn đau có thể kéo dài từ 4 - 12 giờ.
- Đau âm ỉ, kéo dài: Nối tiếp của cơn đau cấp dữ dội, người bệnh tiếp tục cảm thấy đau âm ỉ và thời gian này sẽ kéo dài hơn, có thể vài ngày đến vài tuần.
- Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
- Khó khăn trong cử động khớp khi bệnh tiến triển nặng.
Bệnh Gout giữa các cơn Gout cấp
Lúc này, người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau và khớp hoạt động bình thường. Căn bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính và khó chữa trị hơn.
Gout mạn tính
Sự xuất hiện của các cục tophi quanh khớp làm cho khớp bị biến dạng và gây hại xương, sụn, thậm chí có thể gây tàn phế. Ngoài ra, một số người bị bệnh Gout có thể bị các bệnh trạng khác như: Viêm thận, sỏi thận, suy thận.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh Gout
Bệnh Gout có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Theo nghiên cứu, có khoảng 1/200 người trưởng thành mắc bệnh Gout. Và đồng thời, tỷ lệ mắc căn bệnh này phổ biến ở đối tượng nam giới trung niên (30 - 50 tuổi) và phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.
Nam giới ở tuổi trung niên
Thống kê cho thấy, có hơn 90% nam giới trong độ tuổi trung niên mắc bệnh Gout. Vì chế độ ăn uống không cân bằng, dư thừa đạm động vật, hải sản; kèm theo việc có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…) trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh
Đây là thời kỳ trong cơ thể phụ nữ lượng hormon estrogen giảm đi đáng kể. Estrogen là hormon chính giúp thận bài tiết axit uric trong máu ra ngoài. Vì tốc độ sản sinh estrogen ở độ tuổi này càng giảm dẫn đến sự gia tăng nồng độ axit uric máu ngày càng tăng, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh Gout ở nữ giới.
Tuy tỉ lệ mắc bệnh Gout ở phụ nữ ít, chỉ khoảng 10% so với đàn ông. Nhưng khi, họ có một lối sống không lành mạnh, có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Những đối tượng khác
- Thừa cân, béo phì: Do sự dư thừa quá mức lượng mỡ dẫn đến khả năng đào thải axit uric máu qua đường niệu giảm, trong khi đó, khả năng tổng hợp axit uric trong máu tăng cao dễ gây ra bệnh Gout.
- Người có tiền sử gia đình có người mắc Gout: Theo nghiên cứu và kết luận của nhà khoa học, bệnh Gout có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau.
- Ăn uống thiếu khoa học: Việc làm dụng bia, rượu, chất kích thích và chế độ ăn nhiều purin (thịt đỏ, nội tạng, hải sản…) dẫn đến tăng lượng axit uric trong cơ thể.
- Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: Thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
- Có vấn đề về sức khỏe khác: Người bị suy thận hay các bệnh lý liên quan đến thận ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric máu tăng cao.
Cách phòng ngừa bệnh Gout
Hiện nay, bệnh Gout vẫn là một trong những loại bệnh lý không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Để tránh những triệu chứng do bệnh Gout gây ra làm sưng đau, cách tốt nhất là phòng ngừa ngay từ đầu với những thói quen đơn giản:
- Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều purin và fructose cao.
- Tránh rượu bia, chất kích thích, các loại nước có gas.
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.
- Nên ăn đủ bữa và tuyệt đối không nhịn đói.
- Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Bệnh Gout là một trong những loại viêm khớp dễ kiểm soát nhất. Song, không nên chủ quan vì bệnh nặng tiến triển có thể gây tàn phế suốt đời. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa được những cơn đau và biến chứng khác.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những triệu chứng của Gout cũng như cách phòng ngừa nó. Khi nghi ngờ các dấu hiệu mắc bệnh Gout, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Viết bình luận
Bình luận